Bài tìm hiểu
với 4 phần:
1. Tìm
hiểu chung Võ thuật Việt Nam
2. Lịch
sử Võ thuật Việt Nam
3. Đặc
điểm Võ thuật cổ truyền Việt Nam
4. 5
nhóm hệ phái chính của Võ thuật Việt Nam
Link các bài
tham khảo trên Wikipedia:
1) Võ thuật Việt Nam: là tên gọi khái quát hệ thống võ thuật,
các võ phái, bài thảo, võ sư khai sinh và phát triển trên đất nước Việt Nam, hoặc
do người Việt làm chưởng môn, gây dựng sáng tạo tại ngoại quốc từ xưa đến nay,
có những đặc trưng riêng biệt trong sự đối sánh với các võ phái nước ngoài
khác.
Võ thuật
Việt Nam có nội hàm
khái niệm rộng hơn thuật ngữ võ cổ truyền Việt Nam (thường biết đến
với tên gọi võ Ta phân biệt với võ Tàu) vốn thường dùng để chỉ những
võ phái đã phát triển trong khoảng từ giữa thế kỷ 20 trở về trước trên lãnh thổ
Việt Nam, theo đó, võ thuật Việt Nam có thể bao gồm cả những môn phái mới sinh
thành trong thời điểm hiện tại, và bao quát cả những võ phái đã phát triển
trong suốt trường kỳ lịch sử Việt Nam.
2) Lịch sử Võ thuật Việt
Nam:
*** Kể từ
bình minh của lịch sử, dân tộc Việt đã luôn phải chinh phục thiên nhiên
hoang dã để mở cõi và đấu tranh chống ngoại xâm, nhất là những đạo quân từ
phương Bắc tràn xuống. Những vũ khí bằng đồng của tổ tiên được tìm thấy, có
niên đại từ thiên niên kỷ đầu tiên trước công nguyên, như dao găm, giáo, rìu,
gươm là những vũ khí đánh gần. Việc sử dụng chúng đòi hỏi phải có sự can đảm,
khéo léo kỹ thuật thành thạo. Chính những yếu tố đó lại rất cần thiết để phát
triển các hình thức chiến dấu nhằm tạo thuận lợi và nâng cao hiệu quả của vũ
khí. Tuy nhiên, các sử gia đã không thể tìm thấy bất cứ bằng chứng nào minh
chứng cho sự tồn tại của những kỹ pháp võ thuật trong nền văn hóa buổi đầu
của lịch sử dân tộc.
(Việc sử dụng vũ khí – use weapons, hay đánh nhau – fighting, chiến đấu - combat không đồng nghĩa với võ thuật – martial arts: hàm chứa các yếu
tố kĩ thuật mang tính nghệ thuật – art và văn hóa – culture)
*** Những sự
kiện lịch sử trong suốt hai thiên niên kỷ tiếp theo đã thúc đẩy dần sự hình
thành không chỉ binh pháp mà cả những kỹ thuật sử dụng binh khí. Trong suốt hai
thời kỳ nhà Lý và nhà Trần từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 14, Phật giáo
trở thành quốc giáo. Những phương thức nghiêm ngặt nhằm tự kiểm soát, hoàn thiện
mình và rèn luyện những bí kíp về thần, khí, ý, lực đã giúp các nhà
sư không chỉ am tường tôn giáo mà còn rất giỏi võ
*** Từ thế
kỷ 15 đến thế kỷ 19, võ Việt Nam tồn tại ở hai dạng: bình dân (tại các lễ
hội, chủ yếu là võ vật) và triều đình (chương trình chuyên rèn luyện và
thi võ). Các hoạt động võ thuật bình dân được tổ chức rộng rãi trong dân
chúng, thường tại các lò võ và các lễ hội truyền thống, để giải trí, gia tăng
tinh thần thượng võ, nâng cao kỷ luật và tự vệ.
*** Trong
khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, nhiều cuộc khởi nghĩa chống Pháp nổ
ra do những bậc công thần treo ấn từ quan để thể hiện sự phản đối của mình với
chính sách của triều Nguyễn. Suốt thời kỳ này võ thuật phổ biến rộng rãi.
Thậm chí khi phong trào chống Pháp suy yếu thì các lò võ vẫn âm thầm hoạt
động và các võ sư vẫn bí mật truyền thụ võ thuật cho học trò, tạo nên những
chương trình luyện tập võ nghệ của quần chúng tồn tại song song với võ kinh của
triều đình.
Tuy nhiên,
đương đầu với những hỏa khí (súng, đại bác) hiện đại từ Tây phương, bạch khí
(gươm, giáo, mác) tỏ rõ sự hạn chế. Dưới thời thuộc Pháp, triều đình ngừng
việc đào tạo võ nghệ và trong dân chúng, các môn thể dục thể thao phương Tây
dần ngự trị. Tuy nhiên, rèn luyện võ thuật nhằm phát dương quang đại tinh
thần thượng võ, kỹ thuật tự vệ, vẫn âm thầm nở rộ trong dân chúng, hình thành
các trung tâm võ thuật với nhiều lò võ
*** Cũng từ cuối
thế kỷ 19 đến hết thế kỷ 20, nhiều trường phái võ thuật khác nhau đến từ
các nước châu Á khác du nhập dần vào Việt Nam như Judo, Aikido, Karate (Nhật
Bản), Wushu, Thiếu Lâm phái, Võ Đang phái, Nga Mi phái, Thái Cực quyền (Trung
Quốc); Pencak silat (Malaysia), Taekwondo (Triều Tiên), quyền Anh (châu Âu)
v.v. Người Việt đã tiếp nhận, chuyển hóa, kết hợp với võ thuật bản địa, làm
phong phú thêm kỹ thuật tự vệ của võ học dân tộc.
3) Đặc điểm Võ thuật cổ
truyền Việt Nam:
- Thường là
võ trận, sử dụng trong trận mạc, chiến đấu chống ngoại xâm, chinh phục thiên
nhiên hoang dã, chống trả và săn bắt hổ, lợn rừng, bảo vệ nhà cửa, làng xóm, chống
trộm cướp.
- Thích hợp
với nhiều loại địa hình.
- Thực dụng,
linh hoạt.
- Dĩ công vi
thủ, dĩ nhu chế cương, dĩ đoản chế trường.
- Các bài
quyền đều có lời thiệu bằng thơ, phú
- Muốn luyện
thành thạo phải luyện với thiên nhiên nơi có khí trong lành, để tăng khí công
trong người, khi đó ra đòn sẽ mạnh hơn.
4) 5 nhóm hệ phái chính của
Võ thuật Việt Nam:
Ở Việt Nam
các hệ phái được phát triển rất đa dạng và phong phú từ hàng ngàn năm nay.
Nhưng có thể xếp làm 5 nhóm chính: (4 nhóm theo vùng địa lí hình thành và phát
triển, 1 nhóm khác là Các võ phái có nguồn gốc Trung Quốc: Do ảnh hưởng bởi văn
hóa Trung Hoa, Võ thuật Việt Nam thường có nhiều nét giống Võ thuật Trung Quốc,
dù vẫn có những nét đặc trưng riêng do ảnh hưởng văn hóa địa phương và đặc điểm
môi trường.)
1. Nhóm Bắc Hà
Các phái võ Bắc Hà ban đầu đều phát triển ở miền Bắc Việt
Nam. Hà Nội và vùng phụ cận được xem là cái nôi của võ cổ truyền.
|
Vật Liễu Đôi
|
Võ vật có truyền thống lâu đời và rất phổ biến tại miền Bắc
Việt Nam. Nhiều làng tổ chức thi đấu vật vào các lễ hội mùa xuân. Lễ hội Vật
Liễu Đôi tổ chức thường niên ở làng Liễu Đôi, xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm,
Hà Nam.
|
Nhất Nam
|
Có lịch sử lâu đời nhất trong các võ phái cổ truyền Việt
Nam, khởi nguồn từ Thanh Hóa, Nghệ An. Ông tổ của môn vật truyền thống Việt
Nam, Nguyễn Tam Chinh, sinh ra tại vùng này.
|
Nam Hồng Sơn
|
Do võ sư Nguyễn Văn Tộ sáng lập dựa trên cơ sở chương
trình rèn luyện võ cổ truyền dân tộc từ thời Nguyễn và vay mượn thêm một số kỹ
thuật của võ Trung Hoa
|
Việt Võ đạo
(Vovinam)
|
Được võ sư Nguyễn Lộc sáng lập vào năm 1938. Là hệ thống
pha trộn võ học gia đình, võ Việt Nam và các trường phái võ các nước khác như
Judo, Karate ...
|
2. Nhóm Bình Định
Bình Định là vùng từng thuộc vương quốc Chămpa. Đây cũng
là cái nôi võ thuật miền Trung gắn liền với triều đại Tây Sơn
|
- Bình Định gia
- roi Thuận Truyền
- quyền An Thái
- quyền An Vinh
- Tây Sơn Nhạn
- Bình Định Sa Long
Cương
- Võ trận Bình Định
- Tây Sơn Bạch Long
- Tây Sơn Thiếu Lâm
|
- Trong thế kỷ 18, một số võ sư nổi tiếng từ miền Bắc Việt
Nam và Trung Quốc chuyển đến định cư tại vùng này và dạy võ cho người dân địa
phương. Phái võ Tây Sơn (còn gọi là Võ trận Tây Sơn) được các võ sư gây dựng
là sự kết hợp của nhiều hình thức và kỹ thuật từ những võ phái Bình Định khác
nhau.
- Nhiều bài danh quyền có xuất xứ từ đất Bình Định đã được
đưa vào chương trình khảo thí võ thuật thời Nguyễn và một số bài trở thành
bài quy định của Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam.
|
3. Nhóm Nam Bộ
|
- Tân Khánh Bà Trà
- Thất Sơn quyền
- Âm dương võ phái
- phái Kim Kê.
|
- Xuất thân đa dạng của người Việt trong Nam đã tạo nên những
hệ thống võ thuật Nam Bộ có nguồn gốc rất phong phú pha trộn từ các nhóm Bình
Định, Thanh Hóa, Nghệ An, đồng bằng sông Hồng và cả những võ phái có xuất xứ
từ Trung Quốc (như võ Thiếu Lâm), võ thuật của dân tộc Chăm, võ Cao Miên.
- Sự pha trộn nhiều môn loại với kỹ thuật được cải biến
cho phù hợp với điều kiện cụ thể ở miền Nam trong đó có nhu cầu tự vệ trước
thú dữ và khai khẩn đất canh tác mới, đã tạo nên phái Nam Bộ đặc biệt với những
võ phái được gọi là "võ miệt rừng" hay "võ miệt vườn"
|
4. Các võ phái có nguồn gốc Trung Hoa
|
- Vĩnh Xuân Quyền
(Việt Nam)
- Võ Thiếu Lâm (…)
-Võ Đang phái
- Nga Mi phái
- Phật gia quyền,
- Không Động
…
|
Sự giao lưu, ảnh hưởng lâu đời từ Trung Hoa trong suốt trường
kỳ lịch sử đã tạo nên ở Việt Nam những hệ phái võ thuật do các võ sư Trung Quốc
hoặc võ sư Việt giảng dạy. Đó có thể là hệ thống được chân truyền nguyên bản
từ phương Bắc, và cũng có thể là các hệ phái đã hỗn dung với kỹ thuật bản địa
nhưng vẫn giữ nguyên tên gọi có gắn với võ thuật Trung Hoa. Tuy nhiên, hầu hết
là những hệ thống đã ít nhiều cải biên cho phù hợp với thể chất và văn hóa của
người Việt.
|
5. Võ thuật Việt Nam ở nước ngoài
|
- Quán Khí Đạo
(Qwankido): thịnh hành ở Pháp.
- Võ Đạo Việt Nam: thịnh
hành ở Đức.
…
|
Theo bước chân của người Việt đến khắp thế giới, rất nhiều
kỹ thuật võ Việt Nam đã đến với nước ngoài, đặc biệt là các nước phương Tây
như Pháp và một số nước châu Âu, Mỹ, Canada. Có đến 22 môn phái võ thuật có cội
nguồn từ Võ thuật Việt Nam tại Pháp, và có đến 30.000 võ sinh theo học
|
Related Posts