1.1.
Sơ lược về tiêu, xếp loại trong hệ thống nhạc cụ:
Động tiêu hay còn
gọi là tiêu là một loại nhạc cụ dùng hơi thổi dọc theo ống trụ tròn
có khoét lỗ hình bán nguyệt ở một đầu kết hợp với việc bấm bịt lỗ để
tạo ra âm thanh. Tiêu thường có dạng ống trụ tròn như sáo trúc, nhưng khi sử dụng lại để theo phương dọc và thổi dọc theo thân ống, chú ý không nhầm lẫn giữa động tiêu và loại sáo trúc thổi dọc recorder. Tiêu thường to và dài hơn sáo, do đó âm thanh của nó trầm và mộc mạc hơn.
Tiếng Trung Quốc
gọi là dongxiao hoặc xiao (giản thể 箫; phồn thể: 簫; bính âm: xiāo). Tiếng Anh không có tên gọi
chính xác nhưng thường gọi là vertical dongxiao flute.
Theo phân loại của phương Tây, thuộc chi Sáo dọc (vertical flute) trong bộ Kèn Gỗ, họ Hơi. (Nhạc cụ căn cứ vào nguồn âm chia thành 5 họ: họ dây, họ hơi, họ màng rung, họ tự thân vang và họ điện tử. Căn cứ vào cách tác động để sinh âm, có thể chia các nhạc cụ trong một họ thành các chi, ví dụ các chi dây có gẩy, cần kéo, gõ ... Căn cứ theo vật liệu tạo thành nhạc cụ có các bộ Gỗ, Đồng, Đá, Dây, Trúc ...).
Theo phân loại nhạc cụ cổ truyền Trung Quốc, dựa trên chất liệu, nhạc cụ gồm có bát âm (八音) - 8 âm sắc tạo nên dàn nhạc. Bao gồm: kim (nhạc cụ bằng kim loại), thạch (bằng đá), thổ (bằng đất nung), ti (bằng tơ), trúc (bằng tre, trúc), bào (bầu), cách (da), và mộc (gỗ). Thì tiêu thuộc bộ Trúc
1.2.
Nguồn gốc tiêu :
1.2.1.
Về các
loại end-blown flute (tạm dịch, nhạc khí thổi dọc từ một đầu ống khoét vát hở) :
Từ xa xưa con người đã sáng tạo
ra nhiều loại nhạc cụ sử dụng việc điều chỉnh luồng hơi thổi dọc vào một đầu ống
khoét vát hở để tạo ra âm thanh. Chúng được gọi chung là end-blown flute (hay edge-blown
flute hoặc rim-blown flute). Khác với các loại sáo dọc recorder
và còi thiếc của Tây phương tin
whistle, tiêu không có núm (ống nẹp, tiếng Anh là fipple)
ở đầu để điều chỉnh luồng hơi thổi vào mà người chơi sẽ đặt tiêu nghiêng hoặc
chéo một góc so với phương thẳng đứng của người để thổi. Hơi được thổi vào một
đầu có khoét lỗ hình bán nguyệt hoặc cắt vát chữ V, dùng môi và lưỡi để điều chỉnh
luồng hơi vào lỗ. Cao độ âm thanh được thay đổi bằng cách bịt các lỗ để điều chỉnh
sự thoát hơi thổi trong ống. Do cũng thổi dọc theo chiều dài ống nên người ta
thường xếp lẫn end-blown flute với
nhóm sáo dọc vertical flute. Còn nhóm sáo ngang thì người ta gọi là transverse flute.
Ở Trung Đông và Địa Trung Hải, dạng
nhạc cụ kiểu như end-blown flute được sử dụng phổ biến từ xa xưa được gọi là ney
(hay nay,
có nghĩa là ống sậy). Ney sớm được xuất hiện và mô tả trên
các tranh vẽ tường trong các ngôi mộ cổ ở Ai Cập và trong một số tác phẩm nghệ
thuật và âm nhạc truyền thống Ba Tư. Ngày nay ở Arap, Thổ Nhĩ Kì người ta vẫn
chơi ney
như một nhạc cụ truyền thống. Trung Quốc cũng có nhạc cụ tương tự như vậy gọi
là xiao
(tiêu) hay dongxiao (động tiêu) , Nhật Bản có shakuhachi còn Hàn Quốc
có danso
và tongso.
Người dân khu vực dãy Andes thì chơi một loại nhạc cụ gọi là quena.
1.2.2.
Nguồn gốc
tiêu Trung Quốc :
Tiêu là nhạc cụ thổi cổ xưa
của Trung Quốc. Cách đây mấy nghìn năm, Tiêu đã được lưu truyền trong dân
gian Trung Quốc. Về nguồn gốc của Tiêu thì phải kể từ loại Tiêu Bài.
Khi mới xuất hiện Tiêu Bài cách đây mấy nghìn năm, đã được gọi là
Tiêu. Về sau trong quá trình thổi Tiêu Bài, phát hiện trên thân một cây
Tiêu khoét một số lỗ trên vị trí khác nhau, cũng có thể thổi âm
thanh cao thấp khác nhau, thế là loại Tiêu Bài có nhiều ống dần dần
hình thành Tiêu một ống có nhiều lỗ.
Tiêu ngày nay ta thường thấy
là có từ thời nhà Hán, nhưng hồi đó gọi là “Tiêu Khương”, Tiêu Khương
vốn là loại nhạc cụ của bà con dân tộc Khương sinh sống tại các
vùng Tứ Xuyên, Cam Túc, thế kỷ I trước công nguyên lưu truyền đến khu
vực sông Hoàng Hà, trải qua quá trình phát triển, dần dần phát triển thành
loại Tiêu có 6 lỗ (vào thời nhà Minh) rất giống như cây Tiêu hệ 5-1 ngày
nay. Sau lại phát triển thành loại tiêu có 8 lỗ để dễ thổi và thổi được âm đa dạng
hơn.
Có ý kiến khác cho rằng: Tiêu Trung Quốc xuất phát từ ống nay.
Ống nay
ban đầu có 6 lỗ du nhập về Ấn Độ biến hình dạng 4 lổ mặt trên, 1 lỗ mặt sau của
ống (thổi ở cuối đầu và thổi theo cách mím môi như cách thổi sáo). Sau đó ống
được các nhà tu thiền đạo phật dùng vào nhạc lễ. Rồi tiếp tục du nhập qua Trung
Quốc biến thành có 5 lổ trên 1 lỗ dưới, hình dạng ngắn đi và để tấu chung với đàn dây và nhạc cụ bộ hơi trong dàn nhạc.
Loại nhạc cụ này lại du nhập qua Nhật thành , vào thời kì Nara khoảng 560 - 600
A.D, (ứng với thời nhà Đường của Trung Quốc)
Tiêu Trung Quốc hiện nay phổ biến 2 hệ là
-
Hệ
tiêu bát khổng (8 lỗ) 6-1-1 (6 lỗ thẳng hàng phía trước 1 lỗ bên cạnh và 1 lỗ
phía sau)
-
Hệ
tiêu 6 lỗ 5-1 (5 lỗ thẳng hàng phía trước và 1 lỗ phía sau). Đây là hệ tiêu
truyền thống, hệ gốc của hệ bát khổng
1.2.3.
Động tiêu ở Việt Nam :
Theo Th.S Võ Thanh Tùng “Tiêu là nhạc khí thổi dọc trung âm
không đáy của Dân tộc Việt và một số Dân tộc Mường (Ống ối), Thái (Píthiu), Êđê
(Ðinh klia), Vân Kiều (Cơlui). Riêng người Khơ mú(Cam rưng) có các ống đáy kín
(theo nguyên tắc Sáo Nai của Rumani và Sáo Tomarong của thổ dân da đỏ- theo
GSTS. Tô Ngọc Thanh). Tiêu đã có ở Việt Nam hàng nghìn năm nay, trên hình chạm ở
bệ cột đá Chùa Phật Tích từ thế kỷ XI ta thấy hình người thổi Tiêu với các nghệ
nhân khác cùng diễn tấu.”
Tuy nhiên phần đông mọi người đều cho rằng động tiêu Việt Nam
tiêu Việt Nam được du nhập từ Trung Quốc do Trung Quốc đã đô hộ nước ta gần
1000 năm và cũng là nước láng giềng cùng chung nhiều điểm trong văn hóa. (?)
Tiêu Việt Nam hiện nay phổ biến các hệ:
-
Tiêu
hệ (6 lỗ) 5-1 giống như tiêu Trung Quốc
-
Tiêu
hệ bát khổng (8 lỗ) 6-1-1 giống như tiêu Trung Quốc
-
Tiêu
Việt hệ (6 lỗ) 4-1-1 (4 lỗ thẳng hàng phía trước, 1 lỗ bên cạnh và 1 lỗ phía
sau), tương tự như hệ 5-1 của Trung Quốc
-
Tiêu
Việt hệ (6 lỗ) 4-2 (4 lỗ thẳng hàng phía trước, 2 phía sau)
-
Tiêu
Việt hệ (8 lỗ) 4-2-2 (cải tiến từ hệ gốc 4-2)
-
Tiêu
Việt hệ (10 lỗ) (cải tiến từ hệ gốc 4-2), khá phổ biến ở miền Nam
-
Tiêu
Việt hệ (11, 12 lỗ) (cải tiến từ tiêu hệ 10 lỗ).
Related Posts