2.3.
Thế bấm tay các nốt cơ bản trên tiêu bát khổng?
2.3.1.
Sơ lược về âm nhạc:
Âm nhạc dân tộc xưa hình thành, tồn tại
và phát triển khi chưa có hình thức kí âm bằng nốt nhạc (ghi lại các note, các
kĩ thuật sử dụng trong bản nhạc để người đời sau thể hiện lại). Mà chủ yếu là
sáng tác ứng biến và truyền miệng. Như cổ nhạc miền Nam xưa truyền nhạc với ngũ
cung: hò, xự, xang, xê, cống, líu, ú ... Sau này hình thức thang âm thất cung của
Tây phương (7 note Đồ Rê Mi Fa Sol La Si và các thăng giáng của nó … ) du nhập
vào Việt Nam và được sử dụng rộng rãi do tính hệ thống và chuyên nghiệp của nó.
Ngày nay, người ta đều biểu diễn nhạc cụ nhờ vào bản nhạc với khuông nhạc theo
kiểu kí âm Đồ Rê Mi Fa Sol La Si của Tây phương.
Để chơi được Tiêu thì ta phải nắm được
các note cơ bản Đồ Rê Mi Fa Sol La Si trên cây tiêu. Tầm âm 1 cây Tiêu thông
thường rộng hai quãng tám, tức là 15 note chưa tính thăng giáng, ví dụ đối với
Tiêu Đô C4 là từ C4-C6. Tức là với cây Tiêu Đô C4 sẽ chia được làm 2 quãng tám:
quãng 1 (gồm C4, D4, E4, F4, G4, A4, B4) và quãng 2 (C5, D5, E5, F5, G5, A5,
B5). Trong đó C = Đồ, D = Rê, E = Mi, F = Fa, G = Sol, A = La, B = Si. Nếu là
cây bát khổng tiêu C4 ta sẽ thổi được thêm 2 note nhạc nữa là Rê thăng (Rê# = D#
= Mi giáng = Eb) và note Sol thăng (Sol# = G# = La giáng = Ab)
Do tầm âm của
tiêu cỡ 2-3 quãng 8 (tùy cây tiêu) nên từ đây để cho đơn giản ta sẽ kí hiệu là
Đô1 hay đơn giản là Đô thay cho C4 … Đô2 thay cho C5 … Đô3 thay cho C6 …
2.3.2.
Thế đặt
các ngón tay trên cây tiêu bát khổng :
Với tiêu cho người
thuận tay phải, tiêu được giữ bằng cách tì môi lên huyệt thổi, tay trái đặt
trên (các ngón phụ trách các lỗ như hình, ngón cái phụ trách lỗ sau, riêng ngón
út không bấm lỗ mà chạm giữ bên hông), tay phải đặt dưới (các ngón phụ trách
các lỗ như hình, ngón cái không bấm lỗ mà trụ đỡ mặt sau tiêu ~ tương tự ngón
cái tay trên chỉ là không có lỗ bấm thôi, ngón út phụ trách lỗ bên dưới cùng).
Thực ra không hẳn là bên hông mà lỗ hông chỉ hơi lệch so với phương thẳng của
các lỗ chính thôi. Với người thuận tay trái thì tương tự.
Cầm tiêu thoải
mái, không gồng tay bấm (gây mỏi vai gáy và cánh tay). Khi bấm thì có 2 kiểu bấm.
Người mới học và ngón tay không dài lắm thì nên chọn cách 1, về lâu dài và nếu
học chuyên nghiệp có thể nghiên cứu thế bấm 2 :
- Bấm bằng thịt đầu ngón, dễ kín lỗ hơn và về mặt thẩm mĩ trông đẹp hơn. Nhưng bị đánh giá là có thể dây mỏi khớp ngón tay nếu bấm lâu (?)
- Bấm bằng khớp đốt ngón tay, khó kín lỗ hơn và trông có vẻ không thẩm mĩ lắm. Nhưng được đánh giá là thoải mái hơn nếu bấm lâu (?)
2.3.3.
Cách đặt
môi thổi tiêu kêu thành tiếng :
Để thổi tiêu
kêu, cần:
- Đặt môi đúng
- Thổi đúng hướng
- Ém hơi đủ.
- Bịt kín các lỗ. Đây là vấn đề mà nhiều
bạn mắc phải khi tập thổi tiêu.
Cách đặt môi
đúng và hướng thổi: đặt môi sao cho đường góc lỗ thổi tiêu (nối 2 điểm nhọn
trên lỗ thổi tiêu) nằm chính giữa 2 môi (có thể đặt tiêu lên, xuống, thường đặt
đường đó trên tiêu thấp hơn 1 chút 1-2 mm tùy vào kết cấu môi và cách khoét lỗ
tiêu). Khi đó, đầu lại sẽ hơi cúi xuống (hơi thôi chứ không cúi gằm), lưng thẳng
(thẳng thoải mái chứ không thẳng tưng kiểu nghỉ nghiêm) thì tiêu sẽ hợp 1 góc
khoảng ~45 độ so với phương thẳng đứng)
Tập thổi từ nốt
Si1 xuống nốt Do1 : tập thổi nốt Si trước vì nốt Si dể thổi và không lo bịt lỗ
không kín. Đừng vội tập nốt Do1 mà nản vì không thổi được tiêu kêu nhé ! Tập xông hơi các
nốt để tăng khả năng ém hơi. Điều này sẽ giúp các bạn thổi được nốt đồ và các nốt
cao cũng như giúp tiếng tiêu đẹp hơn.
2.3.4.
Cách thổi
các nốt quãng 1 :
Sau khi tập được
cách cầm tiêu đúng, cách đặt ngón tay, đặt môi, đầu cổ vai gáy tay chân lưng
góc … các thứ các thứ (tức là sau khi đã đúng tư thể, biết cách đặt môi đúng thổi
sao cho kêu là được, chưa cần quan tâm note gì) thì bước tiếp theo bạn mới nên
quan tâm đến các ngón bấm bịt/mở như thế nào và luồng hơi thế nào là thổi bình
thường/ thổi mạnh/ thổi rất mạnh.
- Với các note ở
quãng 1 bạn chỉ cần thổi bình thường. Bình thường là sao ? Là thổi một làn
hơi « bình thường » : đầy, đều và không phì phì (Môi bạn phải mím tại
1 khe/ lỗ hở nhỏ và đẩy 1 luồng hơi đầy qua đó vào huyệt thổi, môi mím tạo
thành khe hở chứ không phải chu môi ra). Thổi bình thường không cần gân cổ, gồng
cơ bụng lên. Âm khi thổi bình thường ở quãng 1 sẽ rất trầm ấm.
- Thổi mạnh thì luồng
hơi sẽ vào huyệt thổi với vận tốc lớn hơn quãng 1. Bạn phải mím môi chặt hơn
khi thổi bình thường , bụng và cổ hơi gồng lên. Thổi mạnh sẽ được sử dụng khi
thổi các note quãng 2. Âm khi thổi mạnh ở quãng 2 sẽ cao hơn quãng 1 (dù thế bấm
tay vẫn tương tự quãng 1 nhưng do hơi thổi mạnh hơn)
- Thổi rất mạnh
thì môi mím chặt, bụng cổ gồng đẩy hơi ra với vận tốc nhanh hơn. Áp dụng thổi mạnh
với các note quãng 3. Âm sẽ rất cao, thậm chí là chói nếu bạn thổi hơi không đều.
Sau khi đã hiểu
được thế nào là thổi bình thường/ mạnh/ rất mạnh, hãy bắt đầu áp dụng vào các
note để trải nghiệm thực tế. Kí hiệu :
Cách nhớ đơn giản cho tiêu tone Đô là:
- Với các note Đồ – Rê – Mi – Fa – Sol – La – Si thì luôn bịt kín 2 lỗ: 2 và 6 còn mở lần lượt từ dưới lên trên sẽ được các note tương ứng
- Với D#4 (Rê#4) ta mở như note Rê và mở
thêm 1 lỗ ngay phía trên là lỗ 6 (lỗ luôn bị trong trường hợp trên)
- Với G#4 (Sol#4) ta mở như note Sol và mở
thêm 1 lỗ số 2 (lỗ số 6 có thể đóng/mở tùy ý tức là có thể thổi G#4 bằng cách
chỉ bịt 2 lỗ)
Với tone tiêu nào (tiêu Rê hay tiêu khác)
bạn cũng bấm theo thế bấm các note như là đang sử dụng tone Đô. Dòng cuối cùng
của bảng trên chỉ cho biết là nếu bản nhạc viết ở tone Đô mà bạn chơi nó bằng
tiêu Rê với thế bấm như tiêu Đô thì note nhạc thực tế phát ra sẽ cao hơn 1
cung. Nên nhớ tiêu nào cũng bấm như trên, chứ không có chuyện cùng 1 bản nhạc
chơi ở các cây tiêu khác nhau mà thế bấm khác nhau. Mà sẽ bấm như nhau chỉ là
cao độ sẽ chênh lệch nhau đúng bằng độ sai khác giữa các tone tiêu với nhau. https://saotruclangtu.com/tone-sao-la-gi.html
2.3.5.
Cách thổi
các nốt quãng 2 :
Thế bấm các nốt
quãng 2 giống y hệt như quãng 1 nhưng ta sẽ thổi mạnh hơn. Nhờ đó mà cùng 1
cách bấm nhưng âm phát ra sẽ cao hơn quãng 1.
Thổi mạnh thì luồng
hơi sẽ vào huyệt thổi với vận tốc lớn hơn quãng 1. Bạn phải mím môi chặt hơn
khi thổi bình thường , bụng và cổ hơi gồng lên.
Đô2 (C5) còn 1
cách bấm khác là mở tất cả các bịt tất cả các lỗ chỉ mở « Lỗ sau » (lỗ
trên cùng, ngón cái tay trái nếu là tiêu cho người thuận tay phải) và thổi bình
thường.
2.3.6.
Cách thổi
một vài nốt khác ở quãng 3, sử dụng Tuner để đo cao độ các note kiểm tra thế bấm
đúng hay sai :
Thế bấm tiêu ở
quãng 1 và 2 ở trên là theo hướng dẫn của đa số các trang
web và video trên youtube hiện nay như
các website :
Trang web http://www.goamcan.com/lessons/Xiao-01.html
cũng hướng dẫn tương tự như vậy với quãng 1 và 2 trừ note Si có cách mở khác là
bịt tất cả các lỗ trừ lỗ trên cùng và dưới cùng (tức là Lỗ sau và Lỗ hông).
Ngoài ra trang web cũng đưa ra Fingers Charts (biểu đồ thế bấm ngón tay) cho 1 vài note quãng 3 như sau :
Website http://www.world-flutes.com/Xiao-Fingering-Charts.html tuy
không hướng dẫn thổi các note quãng 3 nhưng quãng 1, quãng 2 thế bấm cũng có
khác đi. Từ C4 - D4 - Eb4 - E4 - F4 - G4 - G#4 - A4 - B4 (lần lượt mở các lỗ từ
dưới lên trên chứ không bịt chết cố định lỗ 2 và 6) còn Bb4 thì mở tất cả trừ 3
lỗ 1,2,3.
Sang quãng 2 thì C5 - D5 - Eb5 - E5- F5
- G5 - G#5 - A5 mở như quãng 1 nhưng thổi mạnh hơn. Còn B5 thì lại thổi khác so
với B4 : bịt tất cả trừ 3 lỗ Lỗ sau, Lỗ 1 và Lỗ 2. Xem hình sau :
Trên http://1x.damsan.net/forums/t/2985.aspx?PageIndex=1
diễn đàn nhạc cụ dân tộc DanSan.net lại đăng tải 1 bảng hướng dẫn khác với rất
nhiều note thăng giáng hơn cũng như cách bấm hoàn toàn khác (Cột 1: 5=Đô, 6=Rê,
7=Mi, 1=Fa, 2=Sol, 3=La, 4=Si ; có chấm dưới chân là quãng 1, có chấm trên
đầu là quãng 3)
Do có quá nhiều
hướng dẫn khác nhau như vậy nên để xác định xem thế bấm nào đúng với cây tiêu của
mình chúng ta phải dùng công cụ đo tần số âm Tuner. Các bạn có thể mua máy
Tuner riêng hoặc tải 1 số app để sử dụng ngay trên smartphone rất tiện. Có thể
tham khảo tải 2 app Flute Tuner Free và Master Flute Tuner trên CH Google Play
Store của các thiết bị Android để kiểm tra.
Related Posts