2.4.
Thổi bài hát theo cảm âm hay khuông nhạc?
Sau khi đã thành
thạo, thổi tròn trịa các nốt nhất là các nốt cơ bản quãng 1 và quãng 2. Thì mới
nên chuyển sang chơi các bản nhạc hoàn chỉnh. Câu hỏi được đặt ra là nên chơi
theo cảm âm hay chơi theo khuông nhạc ? Câu trả lời nằm ở mục đích chơi nhạc
của bạn, nếu bạn chơi nhạc theo kiểu yêu thích (nói hẳn ra là nghiệp dư, không
chuyên) thì nên chơi theo cảm âm còn nếu để chuyên nghiệp lâu dài thì nên chơi
theo khuông nhạc.
-
Cảm âm là gì ? Cảm âm là bản nhạc
được ghi lại dưới dạng các nốt Đồ - Rê - Mi … bằng chữ hoặc dưới dạng kí hiệu
C-D-E-F-G… dựa theo sự cảm nhận âm nhạc của người cảm âm sau khi nghe 1 bài hát,
bản nhạc. Do dựa vào sự cảm nhận của từng cá nhân nên cùng 1 bản nhạc có người
nghe ra nốt này có người nghe ra nốt kia, kí hiệu dùng khi cảm âm thường cũng
không thống nhất. Nhưng nó có ưu điểm là nhìn vào dễ hiểu, những người không có
kiến thức căn bản về nhạc lí cũng có thể dùng nó để chơi lại bản nhạc và sửa lại
cả cảm âm nếu cảm thấy nó không đúng. Tuy nhiên chính đó cũng có thể là khó
khăn nếu người chơi cảm nhận âm nhạc không tốt …
-
Khuông nhạc hay còn gọi là sheet nhạc là
bản nhạc được tác giả ghi lại bằng ngôn ngữ của nhạc lí thống nhất vì vậy khi
người chơi có kiến thức nhạc lí và thổi theo sẽ có thể thổi đúng bản nhạc hơn
so với cảm âm. Tuy nhiên nó đòi hỏi phải có kiến thức nhất định về nhạc
lí : cao độ, trường độ … mà không phải bài nhạc nào tác giả cũng viết
khuông nhạc dành cho tiêu sáo mà thường viết cho piano. Nên nhiều khi vì tầm âm
của tiêu sáo có hạn nên ta phải dịch sheet sang sheet nhạc dành cho tiêu sáo.
Trong khi đó do phong trào tiêu sáo đang nở rộ và phát triển, nên cảm âm các
bài hát, đặc biệt là các bài mới thường được đóng góp, cập nhật thường xuyên.
-
Có một dạng nữa khi chơi nhạc mà nhất là
những người chơi tiêu, những người yêu thích nhạc Hoa hay gặp đó là sheet nhạc
số. Sheet nhạc số cũng là 1 dạng sheet nhạc nhưng nó không đòi hỏi kiến thức dịch
phức tạp như khuông nhạc. Nó như là kiểu lai tạp giữa cảm âm và khuông nhạc vậy.
Tuy nhiên việc dịch sheet nhạc số cũng không phải quá khó khăn.
Lời khuyên cho
những người mới học tiêu là nên bắt đầu từ những bản nhạc ngắn, chậm dãi, ít kĩ
thuật phức tạp, ít các note cao. Dùng tiêu để thổi những bản nhạc Hoa sẽ rất hợp,
bạn nên thử tập 1 vài bài như : Tình nhi nữ, Thần thoại, Đồng thoại … Các
bạn có thể tham khảo thêm 1 số bản nhạc Hoa trên website của mình.
2.2.
Các kĩ thuật sử dụng khi thổi tiêu?
Tiếng tiêu thường vốn dĩ đã rất
trầm ấm, trầm buồn nên ít sử dụng các kĩ thuật phức tạp, kĩ thuật chủ yếu là lấy
hơi, rung hơi và ngân hơi, tạo ra âm thanh u hoài truyền cảm xúc vào trong đó.
Chính điểm này tạo nên đặc trưng cho cây tiêu .
Tiêu nói chung không thích hợp
dùng những kĩ thuật như ngón phi, ngón lướt, ngón đánh lưỡi hay ngón vuốt hơi …
như sáo. Âm bội cũng hiếm khi được thực hiện. Chỉ một số ít tiêu cải tiến, tone
cao sau này mới áp dụng nhiều kỹ thuật lướt ngón nhanh của Flute (sáo).
Dưới đây là hướng dẫn một số kĩ
thuật chủ yếu sử dụng trên tiêu, bao gồm :
-
các kỹ thuật với hơi thổi: lấy hơi, rung
hơi, ngân hơi
-
các kỹ thuật bấm: ngón vuốt, ngón miết,
ngón láy
-
các kỹ thuật với lưỡi: phi lưỡi, đánh lưỡi
a)
Lấy
hơi :
-
Với các nhạc cụ bộ hơi nói chung việc lấy
hơi rất quan trọng, mà lòng ống tiêu lớn nên thổi càng tốn hơi hơn. Lấy hơi
không đầy đủ sẽ khiến bài thổi bị đứt quãng bởi các đoạn lấy hơi không đúng, bị
thiếu hơi làm người thổi hụt hơi thậm chí là choáng váng xây xẩm mặt mày. Nên
luyện tập lấy hơi từ cả mũi và miệng vào phổi và bụng. Luyện tập hít thở (chậm)
và luyện để có 1 luồng hơi dài.
b)
Rung hơi:
-
Là kĩ thuật làm thay đổi cường độ luồng
hơi dao động mạnh nhẹ, cho hơi thổi từ trong cuống họng đưa ra từ mạnh đến nhẹ
và từ nhẹ đến mạnh, liên tục để cho âm thanh nghe như gợn sóng và thoang thoảng.
+ Tùy vào tốc độ rung nhanh hay
chậm mà các bước sóng (khoảng cách giữa 2 đỉnh sóng hay khoảng thời gian giữa 2
lần tiếng sáo phát ra to nhất (cũng cao nhất)) sẽ ngắn hay dài
+ Tùy vào biên độ rung mạnh hay
nhẹ mà chiều cao của đỉnh sóng (khoảng cách về cường độ, độ to giữa lần thời điểm
tiếng sáo to nhất và tiếng sáo bé nhất) là cao hay thấp. Tức là rung càng mạnh
thì nghe sự chênh lệch càng rõ và ngược lại
-
Ví dụ :
c)
Ngân và
rung :
-
Là ngân nga kéo dài câu nhạc/ nốt nhạc kết
hợp làm âm thanh ngân nga mượt mà, uyển chuyển, có chiều sâu. Ngân kết hợp rung
thường sử dụng cuối câu hay đoạn nhạc hoặc những chỗ thích hợp khác. Có 2 kiểu
là ngân hơi bụng và ngân hơi cổ họng. Trong khi thổi có thể dùng nhiều lối ngân
và rung để khỏi nhàm tai khi phải nghe một hơi rao hoặc một câu dài.
-
Ví dụ :
d)
Vuốt ngón
:
-
Là đưa ngón tay lần lượt mở từ một nốt
thấp lên cao hoặc từ cao xuống thấp sẽ tạo cho người nghe một âm thanh lả lướt,
mượt mà. Sử dụng khi trong bản nhạc có kí hiệu dấu luyến, láy.
-
Ví dụ :
e)
Láy :
-
Láy đơn : tức là thổi phớt qua thật
mau một âm phụ mà không bị lạt âm chính. Ngón tay khi láy cũng mở lần lượt các
nốt từ thấp lên cao hoặc từ cao xuống thấp như vuốt ngón nhưng tốc độ nhanh
hơn. Sử dụng kĩ thuật láy đơn khi bản nhạc có dấu láy đơn (thể hiện bằng một nốt
nhạc nhỏ đứng trước dấu gốc;
dấu láy có thể cao hơn hoặc thấp hơn nốt chính một nốt. Khi nhìn thấy dấu
láy, bạn sẽ diễn nốt nhỏ với trường độ bằng ½ giá trị nốt chính.). Còn vuốt
ngón có thể sử dụng cả khi có Dấu láy đơn hoặc Dấu luyến (Dấu luyến nhóm các nốt
nhạc có cao độ khác nhau nhằm hàm ý rằng các nốt dưới tác động của nó cần phải
được biểu diễn một cách mượt mà theo một cách liên tục, không để lộ sự ngăn
cách giữa các nốt)
+ Ví dụ :
-
Láy rền (Láy kép, Trill) : là kĩ
thuật đập ngón tay (nhấp đóng mở) 2 lỗ bấm liền kề) nhiều lần và thật mau, (làm
những ngón nhảy liên tục trên lỗ bấm của note nhạc liền bậc) tạo nên chuỗi âm
thanh nhanh đều
+ Ví dụ :
f)
Miết
ngón : ít dùng
với tiêu
-
Là kĩ thuật dùng ngón tay miết nhanh trên
1 lỗ bấm tạo âm thanh uốn lượn.
g)
Phi lưỡi
(reo lưỡi) : ít dùng với tiêu :
-
Reo còn gọi là Phi lưỡi có nghĩa là giữ
cao độ của nốt nhạc đó kép dài và lưỡi cứ rung hoài ở chữ “R” kéo dài.
-
Ví
dụ:
h) Đánh lưỡi đơn :
-
Là
kĩ thuật dùng lưỡi để đẩy hơi ra theo từng đợt riêng biệt làm tách biệt các nốt
ra trong một bản nhạc. Mục đích thì ngược lại với việc luyến, láy, vuốt, … tức
là thay vì làm mượt mà tiếng tiêu/ sáo thì đánh lưỡi đơn làm tách bạch từng
note nhạc ra.
-
Cũng
có thể dùng kỹ thuật đánh hơi, tức là sử dụng từng luồng hơi riêng biệt để thổi
từng nốt riêng biệt. Tuy nhiên, đánh hơi sẽ không rõ, nét và nhanh bằng đánh lưỡi.
-
Ví
dụ:
i) Đánh lưỡi kép: (không dùng cho tiêu, thậm chí cũng ít dùng trên sáo)
Tóm lại với
tiêu nên tập trung vào các kĩ thuật về hơi như rung hơi, ngân hơi … hơn là các
kĩ thuật về ngón và lưỡi. Bởi vì thổi tiêu tốn hơi và màu âm cũng trầm ấm không
phù hợp với các nét và kĩ thuật nhạc nhanh.
-
Lấy
hơi: luyện tập kĩ và liên tục
-
Rung
hơi thường kết hợp ngân hơi: sử dụng khi có các dấu chấm dôi, dấu mắt ngỗng, dấu
ngân … hay dùng khi kết thúc 1 đoạn nhạc hay bản nhạc.
-
Vuốt
ngón, luyến láy: sử dụng khi có dấu luyến, láy. Với tiêu nên luyến láy các note
bấm Fa-Sol-La và Đồ-Rê.
-
Đánh
lưỡi đơn, có thể thay bằng đánh hơi: sử dụng khi cần tách bạch các note nhất là
khi có nhiều note cùng tên đứng gần nhau, nhằm phần biệt với các trường hợp luyến
láy.
Related Posts