1.3.
Màu âm, quãng âm và ứng dụng của động tiêu:
a)
Màu âm:
Tiếng của tiêu trầm ấm, du dương, trữ tình (theo nguyên lí ống
sáo ống càng to âm càng trầm) hợp dùng để thổi những bản nhạc buồn, tình cảm
sâu lắng, êm dịu, nhịp điệu chậm, nhất là những bài nhạc Hoa.
b)
Quãng âm:
Để viết nhạc cho Tiêu các nhạc sĩ có thể viết ở khóa Sol hoặc
Fa, nhưng thường thì ở khóa Sol. Tuy nhiên âm vực thực của Tiêu là thấp hơn nốt
nhạc được ghi 1 quãng tám. Tầm
âm Tiêu rộng hai quãng tám: (đối với Tiêu Đô C4 là từ C4-C6, tức là 15 note
chưa tính thăng giáng, thấp hơn sáo Đô C5 1 quãng tám). Tuy vậy, một số loại Tiêu ngày nay đã được cải tiến,
âm vực có thể lên tới 3 quãng tám hoặc hơn. Đặc biệt những loại Tiêu của Việt
Nam có thể chạy đủ 3 quãng tám Chromatic và thêm 2 nốt ở quãng 4 là C4 và C4#
(chạy quãng chromatic ở đây được hiểu là thổi liền hơi 1 mạch đủ 12 nốt của
quãng).
c)
Ứng dụng:
Tiêu tham gia trong Dàn nhạc Tài tử, Ban nhạc Tang lễ, Phường
Bát âm, Dàn nhạc Sân khấu Chèo, Tuồng, Cải lương … Ngày nay Tiêu đã được đưa
vào Dàn nhạc Dân tộc Tổng hợp hòa tấu, giữ phần hòa âm hoặc độc tấu các giai điệu
đẹp và trữ tình. Tiêu cũng được sử dụng độc tấu (tuy nhiên sáo, tiêu thổi một
mình dẫu hay vẫn thấy đơn điệu vì là nhạc khí đơn âm). Tiêu cải tiến bằng cách
khoét thêm một số lỗ đễ thổi được bán âm.
1.4.
Phân biệt động tiêu với sáo trúc, đặc biệt là sáo dọc:
Có nhiều thể loại Sáo (Flute):
sáo ngang, sáo dọc, sáo Mèo, sáo quạt, sáo kép, sáo bầu, dizi, … ở đây ta tập trung vào so sánh Tiêu với (Sáo
ngang nhất là Sáo trúc Việt Nam và Sáo dọc dạng Recorder)
|
Tiêu
|
Sáo (Flute)
|
1. Hình dáng
|
- Ống to hơn.
- Dài hơi sáo nhiều (khoảng gấp đôi sáo thường)
|
- Ống nhỏ hơn khá nhiều.
- Sáo ngắn hơn nhiều (bằng một nửa tiêu)
|
2. Vị trí lỗ thổi, góc thổi
|
- Đầu được cắt ngang, ở viền được khoét một lỗ hình bán
nguyệt, người dùng đặt môi dưới lên mặt cắt ngang của đầu tiêu, để thổi hơi
vào lỗ ở viền ấy.
- Đặt
môi sao cho đường góc lỗ thổi tiêu (nối 2 điểm nhọn trên lỗ thổi tiêu) nằm
chính giữa 2 môi, khi đó cây tiêu hợp góc ~ 45 độ so phương thẳng đứng.
|
- Sáo ngang thì lỗ đặt môi nằm cách đầu sáo một khoảng xấp
xỉ 10 cm. Sáo đặt ngang.
- Sáo dọc Recorder thì người ta tạo khe bằng cách vót chéo
đầu sáo rồi chèn một miếng gỗ cũng được gọt chéo vào, tạo thành chỗ để người
dùng ngậm miệng vào thổi. Ngậm miệng vào là thổi kêu
|
3. Lỗ bấm
|
- Do dài hơn nên các lỗ bấm xa nhau hơn, có thể hình tròn
hoặc ovan. Tiêu có 6-8 lỗ (thậm chí là hơn 10 lỗ) với nhiều kiểu bố trí khác
nhau
|
- Lỗ bấm gần nhau hơn, có thể hình tròn hoặc ovan
- Sáo thổi ngang có sáo (6 lỗ, 10 lỗ…)
|
4. Màu âm
|
- Tiếng của tiêu trầm ấm, du dương, trữ tình (theo nguyên
lí ống sáo ống càng to âm càng trầm) hợp dùng để thổi những bản nhạc buồn, tình
cảm sâu lắng, êm dịu, nhịp điệu chậm, nhất là những bài nhạc Hoa. Phổ biến nhất
là Tiêu Đô C4 và Tiêu Rê D4, Tiêu Si (B3) và Si giáng (Bb3)
|
- Sáo có nhiều tone nhưng nói chung là véo von, nhanh réo rắt,
ríu rít như chim. Nên hợp thổi những bài vui, tiết tấu nhanh. Cũng có loại
sáo trầm: fa trầm, la trầm, sol trầm …
|
5. Quãng âm
|
- Tiếng Tiêu nghe gần tưởng như nhỏ, nhưng thật ra vang rất
xa. Tầm âm Tiêu rộng hai quãng tám: (đối với Tiêu Đô C4 là từ C4-C6, tức là
15 note chưa tính thăng giáng, thấp hơn sáo Đô C5 1 quãng tám)
|
- Thông thường sáo ngang có âm vực rộng 2 quãng tám. Âm vực
sáo thì tùy tone sáo. Một cây sáo C5 (Đô trung) chuẩn thì âm vực từ C5 ->
G7, 19 nốt không tính thăng giáng
|
6. Hơi thổi
|
- Tiêu cực kỳ tốn hơi do ống to hơn sáo nhiều. Thổi đủ hết
một bài nếu không quen sẽ thấy hụt hơi, thậm chí xây xẩm mặt mày.
- Thổi nếu bị phì phì nước miếng sẽ văng xuống đất chứ
không vào mặt người khác như sáo ngang J
|
- Sáo thổi bớt tốn hơi hơn tiêu. Tuy nhiên sáo, tiêu thổi một
mình dẫu hay vẫn thấy đơn điệu vì là nhạc khí đơn âm.
- Sáo nhỏ nhắn nên dễ mang hơn tiêu.
|
7. Kĩ thuật
|
- Ít sử dụng các kĩ thuật phức tạp, chủ yếu là rung hơi nhằm
tạo ra âm thanh u hoài truyền cảm xúc vào trong tiếng tiêu.
- Không thích hợp khi dùng ngón phi, ngón lướt, ngón đánh
lưỡi hay ngón vuốt hơi ... Âm bội cũng hiếm khi được thực hiện.
|
- Nhiều dạng kĩ thuật phức tạp: Đánh lưỡi (đơn, kép); Rung
hơi, ngân hơi, vuốt hơi; Phi ngón, lướt ngón, vuốt ngón; Láy (đơn, kép, rền) …
|
8. Nghệ sĩ
|
- Nổi tiếng Việt Nam: Nguyễn Đình Nghĩa, Triệu Tiến Vượng,
Đinh Thìn, Ngọc Phan, …
|
Related Posts