1.2.
Cấu tạo động tiêu :
1.3.1.
Nguyên liệu làm động tiêu:
Trước đây người ta thường chế tạo
tiêu bằng một đoạn ống nứa, ống rùng hiếm khi làm bằng ống trúc vì trúc đốt ngắn,
không thể đẹp hơn nứa hoặc rùng. Đôi khi tiêu được làm bằng gỗ cứng đã được chạm
khắc và làm rỗng, hoặc có thể được làm bằng đồng. Tuy nhiên hiện nay đã có nhiều
thay đổi trong quan điểm chế tạo, rất nhiều loại trúc, nứa hoặc thuộc họ tre
trúc đã được dùng để làm tiêu, có thể nói mỗi loại vật liệu đều cho ra những âm
sắc đa dạng khác nhau. Ngoài ra tiêu hiện nay không chỉ làm từ một khúc nứa,
trúc mà có thể chia thành 2, 3 khúc và có khớp nối đồng.
Thân cây tiêu Tàu thường là những cây
trúc già, tròn và được uốn thẳng. Trung Quốc có rất nhiều loại tre trúc được sử
dụng để làm tiêu (hơn 10 loại) tùy nhiên có 3 loại chính đó là:
-
Trúc
tím (Zizhu): là loại trúc phổ biến nhất để làm tiêu Xiao. Trúc tím không quá
dày, không qua cứng, thớ trúc nhỏ, sự chênh lệch trong trong nhỏ. Vậy nên trúc
tím thích hợp để làm tiêu. Trúc tím có 3 màu chính là màu tím đen, màu đen đốm
và màu vàng loang.
-
Các
loại trúc trắng (tre vàng): loại trúc này ít được sử dụng để làm tiêu, nó thích
hợp để làm sáo Dizi hơn.
-
Trúc
đốm (Xiangfei Zhu): là loại trúc có các yếu tố rất thích hợp để vừa làm sáo
Dizi vừa làm tiêu. Loại trúc này có màu nền trắng vàng với các đốm như giọt nước
mắt trên thân. Loại trúc này khá giống trúc tím, nhưng khắc phục được nhiều nhược
điểm của trúc tím. Tùy nhiên, loại trúc này khá hiếm nên có giá thành cao.
Thân cây tiêu Trung Quốc cũng có thể
làm bằng gỗ, kim loại, ngọc, nhựa giả ngọc … Khớp nối trên cây tiêu Tàu được
làm bằng đồng hoặc inox có nhiệm vụ tách cây tiêu làm 2 – 3 khúc để nó gọn gàng
hơn. Ngoài ra khớp nối còn giúp người chơi có thể kéo ra để hiệu chỉnh cao độ
âm thanh. Đây là sự khác biệt giữa tiêu sáo Việt và tiêu sáo Tàu (trên các loại
tiêu sáo Trung Quốc khác cũng thường có khớp nối). Ở Việt Nam, ít người chế tạo
được khớp nối. Tiêu tàu thường được quấn dây và khắc chữ, đuôi cây tiêu có bọc
nhựa giả ngọc hoặc giả sừng có tác dụng trang trí, một số cứng hơn có tác dụng
bảo vệ cây tiêu chống nứt vỡ. Một số người chơi buộc một dây tua rua dạng túi
thơm để lủng lẳng từ một trong những lỗ thoát hơi ở dưới, hoàn toàn cho mục
đích trang trí.
Thân cây tiêu Việt thường được làm chủ
yếu từ những cây trúc nứa Việt già, tròn và được uốn thẳng: trúc Bắc – trúc Gia
Bình, trúc Đà Lạt, nứa nam – bắc (các loại nứa có lòng to và độ dày phù hợp), một
số được làm bằng gỗ hoặc nhựa, kim loại, … cũng có thể là trúc tím (trúc tím
thường được nhập từ Trung Quốc hoặc một số được lấy từ một số vùng ở Việt Nam
như Sapa). Loại trúc này thường được lấy ở Gia Bình, mốt số cây trúc có chất âm
hay hơn được lấy ở Đà Lạt, đặc biệt là cây trúc Hóa Long cho ra âm sắc rất đầm
và vang. Tuy nhiên, trúc Bắc cho màu âm êm và đều quảng hơn. Động tiêu Việt thường
để mộc hoặc trang trí thô sơ, mộc mạc, một số được khắc chữ và hoa văn hoặc
sơn. Động tiêu Việt thường chỉ có một khúc, không có khớp nối, có rất ít người
chế tạo được khớp nối cho sáo và tiêu, đặc biệt là đối với trúc nứa và càng ít
người chế tạo được khớp nối chất lượng (nếu chế khớp nối không tốt sẽ làm âm
thanh bị ảnh hưởng).
1.3.2.
Các bộ phận cơ bản của tiêu: huyệt thổi,
lỗ bấm, lỗ thoát hơi
a)
Hình dáng chung:
Ống tiêu thường có đường kính từ 2 đến
2,5 cm … dài 40cm đến hơn 1m, có trường hợp ở Trung Quốc người ta làm tiêu dài hơn
3m và 3 người mới có thể sử dụng được. Còn ở Việt Nam có thầy Hồ Bằng làm tiêu
tone A3 dài hơn 1m. Phổ biến nhất là dài khoảng 550mm tính từ đầu ống tiêu đến
đuôi ống. Ống có khi thuôn tròn đều nhưng cũng có khi ống thân trên nhỏ, thân
dưới của ống to, nghĩ là lổ phát âm to và cột hơi to và phía thân trên ống nhỏ.
Nguyên lí chung càng to âm càng trầm, càng nhỏ âm càng cao.
b)
Huyệt thổi:
Tiêu thường chỉ có một lỗ thổi nhỏ
thường hình bán nguyệt (hình chữ U hoặc V hoặc lai giữa U và V, tì cằm để thổi)
do nghệ nhân khoét hai bên gờ miệng. Trong trường hợp này phải tì đầu ống Tiêu
có lỗ thổi vào cằm để bịt đầu ống. Có nơi làm bằng ống nứa một đầu có mấu, để
không phải tì cằm. Đôi khi người ta cũng có thể cải biên khoét rộng lỗ thổi ra,
thậm chí là gần hết đầu ống (xem hình)
Shakuhachi của Nhật Bản, có nguồn gốc
xuất phát từ tiêu Trung Quốc nhưng miệng thổi của shakuhachi có một cạnh sắc để
chống lại chiều thổi, gọi là Utaguchi. Đó là khác biệt căn bản giữa Xiao với Shakuhachi,
một điểm khác biệt nữa là Shakuhachi có 5 lỗ, còn Xiao thường có 6-8 thậm chí
là hơn 10 lỗ. Những người mà chơi cả hai nhạc cụ cho là Shakuhachi khó điều khiển
hơn là xiao
Miệng thổi của Shakuhachi
|
Lỗ thổi hình bán nguyệt của Tiêu
|
|
|
Đầu thổi của Tiêu được sữa đổi
|
Đầu thổi dạng mở rộng nhất của Tiêu
|
|
|
c)
Lỗ bấm:
Tiêu thường có 6-8 lỗ bấm hình tròn nằm
dọc theo lỗ thổi (có thể ở phía trước hoặc phía sau tùy cách bố trí) và một lỗ định
âm bên dưới. Hình dáng lỗ có thể tròn(cho âm ấm, tiết kiệm hơi), hoặc lỗ ovan (cho
âm vang, tốn hơi nhiều hơn). Ngày xưa Tiêu được khoét các lỗ theo thang âm bảy
cung chia đều, nay khoét theo thang âm bình quân luật. Có nhiều loại Tiêu mà
tên gọi căn cứ vào âm thấp nhất: Tiêu Ðô; Tiêu Rê; Tiêu Mi… để sử dụng tùy theo
giọng của từng bản nhạc.
Có nhiều cách bố trí lỗ bấm trên thân
tiêu:
-
6
lỗ bố trí kiểu: 5-1 (5 lỗ phía trước, 1 phía sau)
-
6
lỗ bố trí kiểu: 4-1-1 (4 lỗ trước, 1 lỗ bên cạnh, 1 lỗ phía sau)
-
6
lỗ bố trí kiểu: 4-2 (4 lỗ trước, 2 lỗ sau)
-
8
lỗ (bát khổng) bố trí kiểu: 6-1-1 (6 lỗ trước, 1 lỗ sau, 1 lỗ bên)
-
8
lỗ (bát khổng) bố trí kiểu: 4-2-2 (cải tiến từ hệ gốc 4-2)
-
10
lỗ (cải tiến từ hệ gốc 4-2)
-
11,
12 lỗ (cải tiến từ tiêu hệ 10 lỗ)
Ví như hệ 6 lỗ bấm kiểu bố trí 5-1: 5
lỗ khoét thẳng hàng với lỗ thổi, còn 1 lỗ nằm ở mặt sau cho ngón cái của tay
trái sử dụng. Sở dĩ phải khoét lỗ bấm ở phía sau vì ống tiêu dài, đường kính
rộng, muốn đạt được các âm theo yêu cầu, các lỗ bấm phải khoét cách xa nhau, nếu
6 lỗ đều khoét trên một hàng thẳng, các ngón tay không đủ sức giang ra để bấm.
d)
Lỗ thoát hơi:
Lỗ âm cơ bản (lỗ thoát hơi, lỗ định
âm) và lỗ treo nếu có thì thường nằm ở cuối ống Tiêu (lỗ định âm chính nên để 1
lỗ to bằng lỗ bấm lỗ thoát hơi đặt dưới khoảng 1/2 cung, tùy chiều dài đuôi mà
có thể thêm bớt lỗ thoát hơi nhưng đừng nên đục nhiều quá, có thể để 2 hoặc 4
hoặc 6 lỗ)
Lỗ định âm nếu đúng nghĩa thì trên
cây sáo chỉ có 1 thôi, ví dụ một cây sáo tone đô thì lỗ định âm chính là nốt đồ
(bịt hết các lỗ bấm), đến lỗ thứ nhất (mở 1 lỗ bấm dưới cùng) phát âm nốt rê, vậy
lỗ định âm là lỗ ở phía đuôi gần với lỗ bấm dưới cùng nhất, các lỗ phía sau nó
có nhiệm vụ thoát hơi khi đuôi sáo dài,còn không có cây sáo nào không có lỗ định
âm. Trên tiêu cũng tương tự như vậy.
Lỗ định âm có cần thiết không?
Flute và Shakuhachi không hề có 1 lỗ
định âm nào mà vẫn lên hết 3 bát độ rất ngọt ngào, không thiếu 1 nốt nào cả (thậm
chí nuốt trọn vẹn 1/2 quãng 4). Ngoài ra các nhạc cụ bộ gỗ với cấu tạo bằng gỗ
thì chỉ là 1 cái ống rỗng chứa khí nhưng nếu nó cấu tạo bằng kim loại thì nó sẽ
khác vì khi các cột khí dao động nó sẽ cộng hưởng với tần số dao động riêng của
kim loại để cho ra 1 âm sắc khác, vì vậy khi nói : "Khi nào kiểm soát được
lòng trong 1 cách tuyệt đối thì lỗ định âm ko còn ý nghĩa nhiều về chuẩn độ, ví
dụ tự làm lệch bát độ lên, hoặc xuống, rồi chỉnh lại được cân bằng, làm được
thì sẽ hiểu hơn về tre trúc và sẽ bỏ hết cái khái niệm là trúc hay hơn nứa hay
tre hay hơn trúc hay nhựa hay hơn trúc, ... định âm hay ko định ", tuy
chưa kiểm chứng được nhưng cũng là định hướng hay cần nghiên cứu thêm về vật liệu
làm tiêu sáo. Bởi các cây shakuhachi đều có can thiệp vào lòng trong bằng cách đắp thêm hoặc nạo bớt đi để đạt được
độ chuẩn khi thổi lên các bát độ cao. Với những cây Professional Jiari
Shakuhachi, lòng trong được đắp bằng một loại bột keo (Tonoko) va sơn bóng để tạo
một định dạng (bore profile) chuẩn dễ dàng lên được bát độ 3.
1.3.3.
Phân loại động tiêu:
Phân loại theo
|
Có các loại
|
a)
Hệ bấm (số lỗ bấm và cách bấm)
|
-
Hệ 6 lỗ kiểu 5-1
-
Hệ 6 lỗ kiểu 4-2
-
Hệ 6 lỗ kiểu 4-1-1
-
Tiêu bát khổng (8 lỗ) 6-1-1
-
Tiêu bát khổng (8 lỗ) 4-2-2
-
Tiêu 10 lỗ, 11 lỗ, 12 lỗ
|
b)
Nguồn gốc
|
-
Theo quốc gia: tiêu Việt Nam, tiêu Trung Quốc, shakuhachi Nhật Bản
-
Theo vùng miền: trúc Bắc – trúc Gia Bình, trúc Đà Lạt, trúc Hóa Long, trúc
tím SaPa …
|
c)
Tone tiêu
|
-
Tiêu tone Đô C4
-
Tiêu tone Rê C4
-
Tiêu tone Si B3
-
Tiêu tone Si giáng Bb3
|
d)
Chất liệu làm động tiêu
|
-
Tiêu trúc: trúc tím, trúc trắng, trúc đốm …
-
Tiêu nứa
-
Tiêu nhựa
|
Related Posts