Menu

About
  • Thơ thẩn land (3)

    • - Câu chuyện còn dang dở
    • - Chút thơ tình gửi gió
    • - Sưu tầm
  • Phim ảnh (2)

    • - Phim hoạt hình
    • - Phim hài
  • Học thổi tiêu (2)

    • - Giới thiệu về tiêu trúc
    • - Tự học thổi tiêu từ A-X
  • Cảm âm nhạc Việt Cảm âm nhạc Hoa Hướng dẫn cài Aspen HYSYS

    Một vài bài viết linh tinh (4)

    • - Sơ sơ về võ thuật
    • - Danh bạ web về kinh tế
    • - Danh bạ web đọc/ tải sách
    • - Danh bạ web tìm việc làm
  • Menu

    ^^ My world ^^

    Vương quốc nhảm nhí của Đạt

    • Home
    • Thơ thẩn land
      • Câu chuyện còn dang dở
      • Chút thơ tình gửi gió
      • Sưu tầm
    • Tiêu trúc từ A -> X
      • Giới thiệu về tiêu trúc
      • Hướng dẫn thổi tiêu
      • Cảm âm nhạc Việt
      • Cảm âm nhạc Hoa
    • Về ngành hóa học
      • Sinh viên ngành Hóa Bách Khoa Hà Nội
      • Tài liệu ngành Hóa Bách Khoa Hà Nội
      • Học hóa -> Làm gì? Ở đâu?
    • Photography
    • About
    Go
    Home » chọn tiêu tốt » học thổi tiêu » Bí quyết chọn cây tiêu phù hợp

    Bí quyết chọn cây tiêu phù hợp


    2.1.         Tại sao nên học thổi tiêu?
    a)    Tại sao bạn học thổi tiêu?
    -            Vì thích tiếng tiêu, trầm ấm hợp với kiểu hay buồn vu vơ, hay deep.
    -            Vì thích những bản nhạc phim Trung Quốc và nhạc Hoa nói chung.
    -            Trong phim thổi tiêu trông ngầu.
    -            Học thổi sáo … giờ muốn chuyển qua học tiêu.
    -            Muốn học một nhạc cụ để thêm yêu đời, để đi “tán gái” mà học để chơi được tiêu cũng không phải quá khó.
    …

    b)    Tại sao nên học thổi tiêu:
    -            Thổi tiêu, sáo và các nhạc cụ bộ hơi nói chung, giúp ta học được cách kiểm soát hơi thở, luồng hơi. Cũng là một bộ môn khí công để rèn luyện sức khỏe.
    -            Tiếng tiêu thổi nghe trầm ấm, không réo rắt quá như tiếng sáo (mà cũng ít người học hơn) nên ít ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.
    -            Thêm yêu đời, biết thêm một môn nghệ thuật mà không tốn kém quá nhiều chi phí (có thể tự học mà không cần đến lớp như một số môn khác như piano … cũng như phong trào tiêu sáo phát triển mạnh có nhiều câu lạc bộ để tham gia học hỏi)
    -            Thổi được những bản nhạc yêu thích, nhất là những người thích nhạc buồn, nhạc Hoa.
    …

    2.2.         Chọn loại động tiêu nào phù hợp?
    Nhạc cụ nói chung đều phụ thuộc chính vào bản thân người thổi hợp hay không, nên những gợi ý chỉ mang tính chất tham khảo khi lựa chọn tiêu:

    a)      Ống tiêu: chất liệu, độ dày thành,độ xốp, lòng ống, màu sắc, kích thước

    -      Thành tiêu dày sẽ làm âm quảng thấp trầm ấm và dày tiếng, nhưng nếu dày quá sẽ làm âm thanh bí và khó lên các nốt cao. Thành tiêu mỏng sẽ cho cây tiếng tiêu vang hơn, dể lên các nốt cao hơn, nhưng âm sắc sẽ không đầm và mỏng tiếng. Ngoài ra thành tiêu ở miệng thổi nếu dày sẽ bắt hơi tốt hơn.

    -      Độ xốp: Độ chặt thịt, độ đồng nhất cũng như độ dày sẽ ảnh hưởng đến độ vang và độ dày tiếng, chắc tiếng. Trúc nứa nếu không chặt thịt hay xốp thịt âm sẽ xì, kém vang và cũng khó lên cao, tuy nhiên, khi dày quá hoặc chắc quá cũng sẽ khó lên cao và bí, kém vang do các bó, các sợi trúc nứa không có không gian để dao động. Trúc càng già, càng mọc ở nơi khô cằn, ít nước sẽ chắc hơn.

    -      Độ trơn nhẵn của lòng trong của nó sẽ ảnh hưởng đến độ vang, bắt hơi, độ nhạy tiếng của cây tiêu. Lòng càng cứng, chắc, trơn nhắn phản xạ âm càng tốt, tiếng tiêu càng vang hay. (Người ta hay xử lí lòng ống với các nhạc cụ bộ hơi cũng vì nguyên do này, lòng thường được tráng phủ một lớp sơn hay nhựa vừa phải)

    -      Tiêu thường không sơn bên ngoài mà thường để nguyên bản nên màu sắc phụ thuộc vào vật liệu làm tiêu do đó nó ảnh hưởng đến các yếu tố kể trên (nên nhiều khi có cây tiêu xấu mã nhưng tiếng lại đẹp)

    -      Kích thước ống tiêu cũng ảnh hưởng đến các yếu tố kể trên và ảnh hưởng đến khoảng cách các lỗ bấm sau này. Ống càng to tiêu càng trầm nhưng thổi càng tốn hơi. Nên chọn cây tiêu làm bởi đoạn dưới gốc bởi nó đảm bảo các yếu tố ở trên hợp lí.

    b)      Hệ tiêu:

    -      Hệ tiêu đa dụng nhất là hệ 10 lỗ, 11 lỗ, 12 lỗ bởi nó chơi được đầy đủ thăng giáng và quãng rộng hơn. Nhưng khó sử dụng cho người mới học chơi.

    -      Hệ tiêu dể cầm nhất và dể bấm, mở ngón, sử dụng kỹ thuật nhất là hệ 6 lỗ kiểu 4-2 và 4-1-1. Hệ 4-2 dể cầm với việc không phải sử dụng ngón út, tuy vậy, sử dụng ngón cái mở nốt Fa rất khó khăn trong việc mở và sử dụng các kỹ thuật như vuốt, chạy ngón và láy rền, hơn nữa, việc sử dụng ngón cái mở nốt Fa sẽ khiến cho bàn tay của chúng ta phải để xa miệng thổi hơn, do vậy nếu cánh tay chúng ta ngắn thì chúng ta sẽ phải bẻ cổ tay rất nhiều gây đau cổ tay và đôi khi không với tới được.

    -      Hệ bát khổng 6-1-1 hay hệ bát khổng cải tiến 6-1-1-1 sẽ không đủ các nốt thăng giáng, thiếu nốt Đô#, chúng ta có thể khắc phục điều này bằng cách mở nữa lỗ nốt Rê nhưng âm sắc sẽ không đẹp và độ chuẩn không đảm bảo. Nhưng hiện đang là hệ phổ biến nhất vì cũng dễ sử dụng, và cũng có nhiều hướng dẫn trên internet hơn.

    -      Mới học chơi nên sử dụng tiêu bát khổng 6-1-1 (loại này cũng phổ biến ở Trung Quốc) hoặc tiêu Việt hệ 4-2 hoặc 4-1-1


    -      Ngoài ra cũng cần quan tâm đến tay thuận khi sử dụng tiêu, thường người làm tiêu sẽ làm tiêu thuận tay phải nên nếu bạn thuận tay trái nên nói với cửa hàng để có cây tiêu riêng phù hợp với mình.

    c)     Tone tiêu:


    -      Tone tiêu là gì? Tone tiêu là note nhạc thấp nhất của cây tiêu phát ra. Phát ra khi ta bịt tất cả các lỗ bấm trên tiêu. (Ví dụ với cây tiêu bát khổng tone Đô C4 thì khi ta bịt cả 8 lỗ bấm và thổi thì note nhạc phát ra ở lỗ định âm là note Đô C4, cũng chính là note nhạc có cao độ thấp nhất mà cây tiêu phát ra)

    -      Về lí thuyết tiêu có thể làm rất nhiều tone nhưng có đủ hơi thổi, bấm được lỗ thổi không (vì ống càng to càng tốn hơi, tiêu càng trầm và lỗ bấm càng lớn)

    -      Giống như Sáo mới học thường được khuyên nên thổi C5 (Sáo Đô C5). Mới bắt đầu nên học từ Tiêu Đô C4 hoặc Tiêu Rê D4.. Vì việc chon những tone phổ biến sẽ giúp các bạn tiện lợi hơn trong việc tập luyện theo video hướng dẫn hoặc tìm beat nhạc cùng tone để thổi. Tone của beat nhạc có thể nâng hạ lên xuống để phù hợp với nhạc cụ, phù hợp với tone của tiêu sáo, nhưng khi nâng hạ tone thì âm thanh của beat sẽ có phần bị méo đi, không được hay như beat gốc. Sau có thể tự tìm hiểu thêm và các tone khác thêm sau.

    -      Chọn tone phải dựa trên khả năng sử dụng, tiêu càng trầm thì khoảng cách các lỗ bấm càng xa nhau và xa lỗ thổi, vậy nên cánh tay dài hơn, ngón tay dài hơn có thể sử dụng được tiêu trầm hơn. Thường thì nếu bạn thấp, cánh tay ngắn các bạn chỉ nên chọn tone từ Đô C4 trở lên. Thường thì người có chiều cao 1m6 trở lại, cầm cây tiêu Đô C4 đã hơi khó khăn rồi nên có thể lựa chọn tiêu Rê D4 để dể dàng tập luyện hơn.

    https://saotruclangtu.com/tone-sao-la-gi.html
    Nguyễn Minh Đạt
    1 Comment
    chọn tiêu tốt học thổi tiêu
    Tuesday, April 17, 2018

    facebook

    twitter

    google+

    fb share

    About Nguyễn Minh Đạt

    Related Posts
    < Previous Post Next Post >

    1 comments :

    avatar
    Reply
    Độc Hành Hiệp delete November 23, 2019 at 7:50 AM

    Bạn ơi, cây tiêu mình mua thổi được nốt ĐÔ1, (C4).

    Nhưng thổi nốt ĐÔ2, (C5) ko được. phải thổi rất mạnh mới ra tiếng, mà tiếng thì rất đanh và sắc.

    Đó là do bản chất cuả cây tiêu như vậy à hay do mình.

    Và nếu là do bản chất của cây tiêu thì với những bài có nốt C5 hì mình xử lý sao hay cứ thay bằng C4

    Admin

    My photo
    Nguyễn Minh Đạt
    "Tôi không sợ khó, không sợ khổ, tôi chỉ sợ những phút yếu mềm của lòng tôi ..."
    View my complete profile

    Trang

    • Trang chủ
    • Phim hoạt hình
    • Giới thiệu về tiêu
    • Học thổi tiêu
    • Cảm âm nhạc Việt
    • Cảm âm nhạc Hoa
    • Nhạc Hàn xẻng bất hủ 8x-9x
    • Hướng dẫn cài đặt Aspen HYSYS
    • Tổng hợp Website tìm kiếm việc làm tốt nhất
    • Danh bạ các công ty, nhà máy sản xuất, kinh doanh ngành Giấy/ Bột giấy/ Bao bì Giấy ở miền Bắc

    Blog Archive

    • ▼  2018 ( 88 )
      • ►  August ( 3 )
      • ►  July ( 5 )
      • ►  May ( 23 )
      • ▼  April ( 26 )
        • Cách bảo quản tiêu/ sáo đúng phương pháp?
        • Các kĩ thuật sử dụng khi thổi tiêu
        • Thế bấm tay các nốt cơ bản trên tiêu bát khổng
        • Bí quyết chọn cây tiêu phù hợp
        • Màu âm, quãng âm của tiêu. Phân biệt tiêu với sáo
        • Cấu tạo của Động Tiêu - Dong Xiao
        • Sơ lược về tiêu và Nguồn gốc của tiêu
        • Tổng hợp Website, ứng dụng đọc, tải sách, sách nói
        • Tìm hiểu chung về Võ thuật
        • Tìm hiểu chung về Võ thuật Việt Nam
        • Danh bạ Website Kinh tế - Tài chính - Doanh nghiệp
        • Cảm âm Uyên Ương Hồ Điệp Mộng_Hoàng An
        • Cảm âm 999 Đóa Hồng_Thái Chánh Tiêu
        • Cảm âm Người Tình Mùa Đông_Vương Phi
        • Cảm âm Lắng Nghe Nước Mắt_Mr.Siro
        • Cảm âm Giúp Anh Trả Lời Những Câu Hỏi_Vương Anh Tú
        • Cảm âm Có Khi Nào Rời Xa_Bích Phương
        • Danh bạ các công ty, nhà máy sản xuất, kinh doanh ...
        • Tổng hợp những website tìm kiếm việc làm tốt nhất ...
        • Cảm âm May Mắn_Hồ Hạnh Nhi_Nhạc Phim Loạn Thế Giai...
        • Cảm âm Khuynh Thính Ngã_Lâm Tâm Như_Nhạc Phim Khuy...
        • Cảm âm Hoa Kiệu Ca_Nhậm Tĩnh_Nhạc Phim Lên Nhầm Ki...
        • Cảm âm Yên Vũ Xướng Dương Châu_Lý Thù_Nhạc Phim Lê...
        • Cảm âm Hồ Ly Trắng_Dương Mạn, Vũ Thiên_Nhạc Phim B...
        • Cảm âm Hứa Không Yêu Nàng_Trịnh Trung Cơ_Nhạc Phim...
        • Cảm âm Đồng Thoại_Quang Lương
      • ►  March ( 31 )

    Copyright ^^ My world ^^ 2014 . Template Created by